Cảm cúm - Các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả
Sốt, ho, đau nhức cơ thể, hắt hơi, nghẹt mũi,... là những triệu chứng quen thuộc mà ai từng cũng mắc phải. Thông thường, đây là các biểu hiện của bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh. Thực tế, cảm cúm là căn bệnh phổ biến nhất đối với con người1. Nghiêm trọng hơn, vi rút cúm là nguyên nhân gây ra khoảng 3-5 triệu ca bệnh nguy kịch mỗi năm2.
Cảm cúm ảnh hưởng thế nào đến hệ miễn dịch?
Khi xác định được sự xâm nhập, hệ miễn dịch bắt đầu tăng cường khả năng phòng vệ và tấn công trực tiếp vào mầm bệnh. Sốt là dấu hiệu cơ thể tăng nhiệt độ để tiêu diệt các mầm bệnh bên trọng. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và ngăn ngừa các biến chứng hô hấp sau khi nhiễm vi rút3.
Làm thế nào để ngăn ngừa cảm cúm?
Việc phòng tránh cảm cúm sẽ trở nên khó khăn hơn khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cân bằng chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định sự khỏe mạnh của cơ thể. Dinh dưỡng hợp lý góp phần hỗ trợ tăng cường đề kháng. Bạn nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, chỉ nên ăn các chế phẩm từ sữa và thịt cá ở mức vừa phải.
-
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Thông thường, khi chế độ ăn được cân bằng, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Tiêm ngừa: Từ sáu tháng tuổi trở lên, chúng ta có thể tiêm ngừa cảm cúm hằng năm6. Đảm đảm bảo an toàn, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tránh các trường hợp không may xảy ra khi dị ứng với vắc-xin hoặc thể trạng chưa đảm bảo cho việc tiêm ngừa.
Giữ vệ sinh cá nhân: Bước quan trọng để phòng ngừa cảm cúm là hạn chế tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn. Vì thế, việc đảm bảo vệ sinh cá nhân góp phần không nhỏ để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh3. Hãy luôn rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào thức ăn, trước khi sử dụng kính áp tròng hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn cần chạm vào mắt, miệng và vùng mặt.
Không dùng chung vật dụng cá nhân: Một thành viên bị ốm có thể lây cảm cúm cho cả gia đình hoặc cả tập thể tại nơi làm việc3. Vi rút cúm có thể sống trên bề mặt tiếp xúc đến 24 tiếng. Điều này là cơ hội thuận lợi để chúng lây lan và khiến nhiều người nhiễm bệnh. Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, quần áo, thìa, đũa hoặc ly uống nước.
Luyện tập thể dục: Việc tập luyện thường xuyên có thể giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, giảm căng thẳng và kháng viêm. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tăng cường lưu thông máu, giúp bạch cầu được vận chuyển đến nơi cần tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn.
Thư giãn và ngủ đủ giấc: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Vì thế, bạn cần hạn chế căng thẳng, nên nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc để cải thiện sức khoẻ tổng thể và tăng sức đề kháng.
Cần làm gì khi nhiễm cảm cúm?
Dù là đang mắc phải cảm lạnh hay cảm cúm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất. Tuy nhiên, một số bí quyết sau sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ bạn phục hồi nhanh hơn:
- Ở nhà và nghỉ ngơi nhiều hơn: Hãy để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả khi bạn nghỉ ngơi và tránh việc lây lan mầm bệnh cho đồng nghiệp.
- Uống nhiều nước: Bạn có thể dùng nước lọc, nước hoa quả ép hoặc thậm chí canh gà hầm. Khi bị cảm cúm, cơ thể cần được cung cấp nhiều nước để tránh bị tắc nghẽn ở xoang và phổi.
- Tăng độ ẩm trong phòng: Sử dụng các máy tạo độ ẩm không khí/ máy phun sương sẽ giúp bạn giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Nguồn tham khảo:
1. Eccles, Ronald; Weber, Olaf (2009). Common cold. Basel: Birkhäuser. p. 3.ISBN 978-3-7643-9894-1. Archived from the original on 8 May 2016.
2. Nguyen HH et al, What is the global incidence of influenza?
https://www.medscape.com/answers/ 219557-3459/what-is-the-global -incidence-ofinfluenza#:~: text=The%20duration%20and%20severity%20of ,about%20250%2C000%20 to%20500%2C000%20deaths.
3. How to prevent infections. Harvard Medical School, 2016. (Accessed 10/02/2020, at https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-prevent-infections.)
4. Song et al, 2019; Patel et al 2012 and Gombart et al 2020..)
5. Gombart AF, Pierre A, Maggini S. A Review of Micronutrients and the Immune System-Working in Harmony to Reduce the Risk of Infection. Nutrients 2020;12.
6. https://www.cdc.gov/flu/prevent/vaccinations.htm
Redoxon® Triple Action -
Hỗ trợ tăng sức đề kháng
Cơ thể con người được trang bị với lá chắn tự nhiên mạnh mẽ và hệ miễn dịch có nhiều cách khác nhau để “đối phó" với sự tấn công từ vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Hệ miễn dịch bao gồm ba bộ phận: Lớp phòng vệ vật lý (da và niêm mạc), phòng vệ cấp tế bào (bạch cầu) và kháng thể. Vitamin và khoáng chất rất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường và sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch phức tạp của cơ thể.
Cuộc sống bận rộn kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Điều này khiến con người dần tiêu thụ ít rau xanh và hoa quả tươi hơn. Vì thế, khả năng thiếu hụt vitamin và khoáng chất trở nên cao hơn, gây ra các vấn đề về miễn dịch và sức khoẻ khác. Đó là lý do vì sao bạn cần đến sản phẩm bổ sung vitamin C, D và kẽm hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch của bạn.
Redoxon®Triple Action - hỗ trợ tăng sức đề kháng
Chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch là điều cần thiết. Hệ thống miễn dịch luôn phải hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ. Giống như cây cối cần nước và ánh sáng, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để có thể vận hành một cách bình thường.
Để củng cố sức khỏe hệ miễn dịch, bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh, có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin C, D và kẽm như Redoxon® Triple Action giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng.
80 năm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bổ sung vitamin C
Vào năm 1934, chúng tôi tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm bổ sung vitamin C. Hơn 80 năm qua, chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch của con người. Hiện nay, với các chủng loại sản phẩm bổ sung đa dạng của chúng tôi, bạn có thể dễ dàng sử dụng và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng mỗi ngày.
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Bạn đang tìm kiếm cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể? Xem thêm các bài viết về chăm sóc hệ miễn dịch.